- Xu hướng tìm kiếm:
- Quà Tặng
- Ly thủy tinh
- Bộ ấm trà - Bộ ấm chén Minh long
- Gốm sứ Minh long
Mỗi năm gần đến ngày Tết ✅chúng ta sẽ thấy ông bà hoặc cha mẹ chuẩn bị một mâm cỗ đặt trong bếp vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày đó được gọi là ngày đưa ➡️Ông Táo về trời 🏆✅gặp thiên đế để báo cáo tình hình của gia đình trong suốt năm qua.
Vậy nguồn gốc của phong tục này từ đâu? Nó có ý nghĩa gì? Hãy cùng Sangia Vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Ông bà ta đã kể rằng, ngày xưa có một cặp vợ chồng nghèo vì không hòa thuận trong cuộc sống gia đình nên đã ly tan. Sau đó người vợ đã lấy chồng mới, cuộc sống hạnh phúc hơn còn người chồng cũ thì vẫn có cuộc sống nghèo khổ đó.
Vô tình trong một tình huống khó xử họ gặp lại nhau, nhưng vì nghĩa người vợ đã mời người chồng ngày xưa về nhà, ăn uống một bữa như là trả hết tình nghĩa không còn nợ nhau.
Bất ngờ người chồng hiện tại quay về bắt gặp và sinh lòng tức giận, ghen tuông vô cớ người vợ uất ức đã gieo mình vào đống lửa tự tử, người chồng cũ thấy lỗi là ở mình nên cũng đã nhảy vào đống lửa mà chết. Người chồng mới vì quá yêu vợ cũng không thiết sống nữa, cũng nhào vô đống lửa mà quyên sinh.
Ảnh: Sự tích ông táo về trời
Ngọc Hoàng thượng đế cảm thương đã phong cho 3 người làm Táo Quân lo toan mọi công việc trong nhà đặc biệt là bếp.
Vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo cũng như là mang những lời cầu mong tốt đẹp của gia chủ lên tâu với Ngọc Hoàng.
Thật ra câu chuyện dân gian này có rất nhiều dị bản nhưng cốt truyện cơ bản sẽ tương tự như thế này.
Theo ông bà ta cho rằng Táo Quân gồm 2 ông và 1 bà tượng trưng cho 3 chân của bếp, có đủ 3 chân thì mới để vật dụng nấu nướng mới vững được.
Táo Công là vị thần bảo vệ gia đình thường được thờ ở khu vực bếp cho nên Vua bếp cũng là tên gọi khác của Táo Quân. Là nhân vật phù trợ những điều may mắn cho mọi người trong gia đình trong năm vì thế lễ đưa tiễn Táo Công về trời cũng được làm rất trang trọng.
Xem thêm:
► Năm 2021 mệnh gì? Bố mẹ tuổi nào nên sinh con năm 2021?
► Tân Sửu 2021 mệnh gì? Tìm hiểu về Bích Thượng Thổ | SanGia VN
► Các phong tục ngày Tết Cổ truyền người Việt nên biết | SanGia VN
Ảnh: Ý nghĩa ông táo về trời
Những điều tốt đẹp sẽ được Táo Quân báo cáo với Ngọc Hoàng và những điều không tốt, không may mắn sẽ được Táo Quân báo cáo nhẹ đi để không bị trách phạt quá nặng.
Vào ngày 23/12 Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo tất cả việc trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng cũng như mang những điều cầu mong lên tâu với Ngọc Hoàng, ông sẽ trở về vào đêm giao thừa để tiếp công việc trong năm tiếp theo.
Người Việt luôn rất ngưỡng mộ tình cảm chung thủy của Ông Táo, vì thế việc thờ cúng Táo Công cũng là mong muốn ngọn lửa ấm áp gia đình luôn luôn sáng mãi.
Những vật cúng trong mâm ông Táo ngày Tết bao gồm: Mũ ông 3 chiếc ( có 2 mũ ông bà 1 mũ bà). Mũ dành cho ông thì có cánh chuồn còn mũ cho bà sẽ không có cánh chuồn, những chiếc mũ này sẽ được trang trí màu sắc sặc sỡ kèm theo chiếc áo và đôi hia mới bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo, đôi hia sẽ được thanh đổi theo hằng năm theo ngũ hành cho đúng theo phong thủy.
Đồ vàng mã sẽ được đốt sau khi lễ cúng 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ của Ông và lập bài vị mới.
Đối với gia đình có trẻ con, trên mâm ông Táo về trời sẽ có thêm một con gà trống mới tập gáy với ngụ ý cầu mong cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí.
Mỗi miền sẽ có cách bày cũng khác nhau nhưng điểm chung là mong muốn một năm mới có nhiều sung túc và may mắn.
Ảnh: Mâm cúng Ông Táo về trời
Người dân miền Bắc thường cúng Táo Công khá sớm từ ngày 20 - 23 tháng Chạp, muộn nhất sẽ vào trưa 23. Bởi họ quan điểm rằng sau giờ này ông Táo đã về trời rồi không còn ở nhân gian.
Vật lễ bao gồm: một con cá chép vàng khỏe mạnh, vàng mã, xôi chè. Khi cúng người ta cố ý bôi chè lên đầu rau của Táo Quân để khi ông báo cáo cho Ngọc Hoàng có phần ngọt ngào.
Bàn thờ ông Táo của người Bắc sẽ được đặt cao hơn bàn thờ tổ tiên cũng bao gồm mũ, áo, đôi hia. Sau khi cúng xong sẽ đốt vàng mã rồi thả cá chép xuống ao, sông hay chậu nước sạch ngụ ý cá chép hóa rồng sẽ đưa Táo về trời.
Xem thêm:
► Bài khấn đêm giao thừa đầy đủ nhất Tết Tân Sửu | SanGia VN
► Các câu đối Tết hay và ý nghĩa nhất 2021 không thể bỏ lỡ
► Tết nên đi du lịch ở đâu? Địa điểm du lịch Tết đáng đi nhất VN
► Tết Nguyên Đán là gì? Y nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán | SanGia VN
Ảnh: Ông Táo về trời
Người dân ở Huế và một số tỉnh lân cận ngoài việc thờ tại Trang mà còn thời ông trên bàn thờ. Người miền Trung cũng làm lễ vào ngày 23 tháng Chạp, việc đầu tiên trong công việc lau dọn bàn thờ là sẽ thay cát mới trong lư hương.
Sau khi cúng, tượng 3 ông Táo cũ sẽ được tiễn khỏi bàn thờ và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay dưới cây cổ thụ. Tiếp theo, họ sẽ rước 3 Táo về bàn thờ và bắt đầu một năm mới.
Vật lễ cúng trong miền Nam cũng tương tự người Bắc nhưng có thêm dĩa đậu phộng, kẹo vừng và bộ cò bay, ngựa chạy được làm bằng giấy.
Điểm khác biệt của lễ Táo Quân ở miền Nam là không có tục trút lư hương thay cọng nhang, không cần mua cá chép, không áo mũ, có thêm chè hoặc xôi, hoặc chỉ cũng một mâm trái cây là được.
Thời gian làm lễ chầu trời sẽ vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp tầm 20h đến 23h.
Ảnh: Mâm cũng ông Táo về trời
Xem thêm:
► Chỉ từ 900k 1 Giỏ quà Tết 2020 siêu ý nghĩa | SanGia VN
Mỗi dân tộc mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau đầy tính nhân văn và giáo dục. Những điều này đáng được duy trì và phát triển. Sangia Vn mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngày lễ đưa Ông Táo về trời và rút ra cho bản thân nhiều bài học. Happy New Year 2021.
Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)
► Email: Sales@Sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn