Hướng dẫn lễ vật cúng giao thừa chuẩn nhất | SanGia VN

Mùa đông qua đi báo hiệu không khí xuân đang tràn về bên ta➡️Xuân đến đồng nghĩa với việc người người nhà nhà lại chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để cùng nhau⭐️đón giao thừa⭐️Cùng SanGia VN tìm hiểu về✅🏆cách cúng giao thừa, mâm cơm cúng giao thừa gồm những gì🏆✅qua bài viết dưới đây.

 

Giao thừa là một thời khắc vô cùng thiêng liêng và cũng là thời điểm quan trọng nhất của năm mới. Lễ cũng giao thừa sẽ được cử hành đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc 31) tháng Chạp của năm cũ. Trước khi tiến hành lễ cúng giao thừa, việc quan trọng cần làm là phải sắp dọn, trang trí bàn thờ.

 

Có cần phải sắp dọn bàn thờ để cúng giao thừa?

 

Tùy thuộc vào truyền thống gia đình và vùng miền mà mỗi nhà sẽ có cách bày trí, sắp dọn bàn thờ khác nhau. Trong gia đình người Việt thường có ít nhất 1 bàn thờ để thời ông bà tổ tiên. Một số nhà sẽ có thêm bàn thờ phật, quan âm, thần linh….Bàn thờ tổ tiên là nơi thiêng liêng để thờ cúng, tưởng nhớ những người đã khuất trong gia đình. Chính vì thế mà việc sắp dọn bàn thờ cúng tổ tiên là điều vô cùng quan trọng.

Khi sắp dọn bàn thờ để cúng năm mới, bạn nên thay mới những thứ như bao lì xì, muối gạo, bỏ đi hết chân nhang và chỉ giữ lại tượng thờ, bài vị, đèn nến, lư hương… 

 

Có cần phải sắp dọn bàn thờ để cúng giao thừa

Ảnh: Có cần phải sắp dọn bàn thờ để cúng giao thừa

 

Tìm hiểu về quan Hành Khiển

 

Theo người xưa thì mỗi năm sẽ có một vị quan Hành Khiển cai quản hạ giới và giao thừa là thời khắc vị quan cũ chuyển giao công việc cho vị quan mới. Có tổng cộng 12 vị Hành Khiển thay phiên nhau qua từng năm.

Danh sách 12 vị quan Hành Khiển và Phán Quan gồm: 

 Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

 Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

 Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

 Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

 Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

 Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

 Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

 Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

 Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

 Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

 Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

 Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

 

Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời

 

Lễ cúng giao thừa ngoài trời là nghi thức tiễn giao vị quan Hành Khiển của năm Canh Tý để đón quan Hành Khiển cai quản hạ giới năm Tân Sửu. Do đó mà mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời phải thể hiện được lòng thành kính của gia chủ. 

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời bao gồm: một con gà luộc, bánh chưng, giò chả, hoa quả, mức tết, trầu cau, rượu nước và giấy vàng mã. Khi cúng giao thừa ngoài trời, cần chú ý đặt mâm ở hướng Bắc hoặc hướng Đồng là tốt nhất vì hướng Bắc là cúng thượng đế, hướng Đông là thiên tử.

Khi bày bàn cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị trước một cái bàn to đủ đề mâm lễ vật rồi một bát gạo để cắm hươngm hai bên đặt 2 chân nến hoặc hương. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị một ít muối và rượu để trừ tà ma.

 

Xem thêm:

 [CẦN TRÁNH] 12 Điều kiêng kỵ trong ngày Tết | SanGia VN

 [XÔNG ĐẤT 2021] Cách chọn tuổi, người hợp mạng | SanGia VN

 Ý nghĩa của sự tích đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp

 #5 Đồ Phong Thủy – Vật Phẩm Phong Thủy để BÀN cho dân Văn phòng

Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời

Ảnh: Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời

 

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

 

Lễ cúng giao thừa trong nhà chính là hoạt động thờ cúng tổ tiên. Mâm cỗ tết cúng tổ tiên thường khá đa dạng món ăn nhưng được trang trí vô cùng bắt măt, trang nghiêm. Lễ vật cúng giao thừa gồm: 

 Mâm cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

 Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác. Trong lúc cúng giao thừa tổ tiên.

 

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì

Ảnh: Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

 

Những lưu ý cần biết khi cúng giao thừa

 

 Mâm cúng phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến tổ tiên, thần linh.

 Tránh cãi vã, to tiêng với nhau vào đêm giao thừa vì sẽ làm cho không khí gia đình mất đi sự hòa thuận, đầm ấp.

 Tránh tạo ra tiếng động lớn cũng như tiếng rơi vỡ.

 Tuyệt đối không soi gương vào đêm giao thừa vì như cậy sẽ có thể dễ gặp phải ma quỷ.

 

Xem thêm:

 Chỉ từ 900k 1 Giỏ quà Tết 2020 siêu ý nghĩa | SanGia VN

 239+ bộ quà tặng Tết Tân Sửu 2021 HOT nhất | SanGia Vn

 251+ món quà tặng cuối năm 2020 Hot cháy hàng | SanGia Vn

Những lưu ý cần biết khi cúng giao thừa

Ảnh: Những lưu ý cần biết khi cúng giao thừa

 

Trên đây là thông tin về cách cúng giao thừa, lễ vật cúng giao thừa và những điều kiêng kỵ trong đêm cúng giao thừa. Hi vọng bạn sẽ có một đêm cúng giao thừa suôn sẻ.

 

Thông tin liên hệ

Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN

► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM

► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)

► Email: Sales@Sangia.vn

► Website: https://www.sangia.vn