- Xu hướng tìm kiếm:
- Quà Tặng
- Ly thủy tinh
- Bộ ấm trà - Bộ ấm chén Minh long
- Gốm sứ Minh long
Từ ngày xưa đến nay hình ảnh ➡️Cây nêu ngày Tết 🏆✅chính là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cho văn hóa truyền thống của người Việt Nam. ✅Đằng sau cây Nêu ngày Tết là cả một câu chuyện sâu sắc✅ và nhân văn thể hiện được văn hóa đời sống của người dân Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về biểu tượng Cây nêu ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó.
Vào thời gian gần đến Tết Nguyên Đán có rất nhiều gia đình người Việt (người Kinh và dân tộc thiểu số) trồng một cái cây trước cửa nhà của mình.
Cái cây này thường được sử dụng bằng cây tre, trên ngọn treo một vòng tròn nhỏ gắn nhiều vật dụng có tính biểu tượng theo địa phương, phong tục và dân tộc bên trên nhằm chặn ma quỷ không vào nhà, người ta gọi cây này là Cây nêu.
Chất liệu cây nêu cũng đa dạng, như cây tre, cây trúc, lồ ô đều có thể được sử dụng, dài từ 5-6 mét và bỏ hết lá ở thân, chỉ để lại nhánh lá trên ngọn cây. Theo phong tục dân gian cây Nêu nên được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháp Chạp tức là ngày Táo Quân về trời.
Ảnh: Cây nêu ngày tết
Ngày dựng Cây nêu được gọi là ngày dựng nêu và ngày hạ nêu sẽ vào Mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
Đối với một số dân tộc thiểu số sẽ có thời gian dựng Cây nêu khác nhau ví dụ như:
►Người Mường sẽ trồng cây nêu vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch
►Cây nêu của người H’mông được dựng trong lễ Gầu tào vào ngày 3 -5 tháng Giêng âm lịch.
►Còn đối với đồng bào dân tộc Sán Dìu sẽ dựng Cây nêu trong lễ cầu mùa, thời gian tổ chức lễ sẽ vào mùa thu, lúc này mùa màng đã thu hoạch xong.
Mục đích của lễ cầu mùa là tạ ơn đất trời ban cho họ mùa màng bội thu và cầu mong sự bình yên cho các con người và gia súc.
Vậy nguồn gốc từ đâu mà Cây nêu ngày Tết lại xuất hiện, thì chúng bất nguồn từ một câu chuyện dân gian từ đã rất lâu.
Chuyện kể rằng lúc đó Con Người sống chung với Quỷ, khi đó Quỷ thống trị đất nước bắt Người làm nô lệ làm lụm vất vả và nộp thóc lúc cho Quỷ. Ngày càng Quỷ càng bóc lột Người, chúng đưa ra quyền “ăn ngọn cho gốc” lúc này Người làm thì vất vả nhưng lúa gạo Quỷ lấy hết.
Xem thêm:
► 15+ món ăn ngày Tết Cổ Truyền không thể thiếu | SanGia VN
► Hạn tam tai là gì? Cách giải hạn tam tai năm 2021 Tân Sửu
► Các trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất cho tập thể | SanGia VN
► Sinh con năm 2021 tháng nào tốt cho bé và bố mẹ? | SanGia VN
Ảnh: Quỷ lấy hết lúa gạo
Quá đói khổ Người cầu cứu Đức Phật, nhờ sự uyên thâm của Phật đã giúp cho con người chiến thắng được những thách thức của Quỷ.
Cuối cùng, Quỷ quá tức giận nên đã lấy lại hết ruộng đất không cho con người lao động nữa, lúc này Phật đã đưa ra một yêu cầu với Quỷ là xin một mảnh đất nhỏ bằng với bóng áo cà sa trên ngọn tre cao.
Ảnh: Người cầu cứu Đức Phật
Nhìn thấy không thiệt hại Qủy chấp nhận, nhưng Quỷ đâu ngờ bóng áo được Phật hóa phép ngày càng rộng càng lớn, đến nổi đẩy lũ quỷ ra ngoài biển Đông. Tức giận Quỷ phá bỏ thỏa thuận dẫn binh đánh Người.
Biết trước điều đó Phật đã chỉ Người cách khắc phục Quỷ bằng máu chó, tỏi, vôi bột, lá dứa,... phần thắng dành cho Người. Quỷ bị Phật đày ra Biển Đông nhưng chúng cầu xin Phật một năm được vào đất liền vài 3 ngày để thăm mộ tổ tiên.
Xem thêm:
► Cách chăm mai sau Tết đơn giản dễ thực hiện nhất| SanGia VN
► Cây hoa đào ngày Tết - Biểu tượng mùa xuân xứ Bắc | SanGia VN
Ảnh: Áo cà sa được cắm trên cây tre
Phật thương tình nên đã đồng ý, vì thế để Quỷ không làm hại Người nữa thì vào mỗi năm Người đều dựng cây tre có bên trên được treo nhiều đồ vật phát ra tiếng động để xua đuổi Quỷ, trên ngọn còn được buộc là dứa, củ tỏi, rắc vôi bột trước cửa nhà trong những ngày Tết để Quỷ không xâm nhập được.
Và phong tục dựng Cây nêu bắt nguồn từ đây.
Theo như câu chuyện nhân gian trên thì dựng Cây nêu ngày Tết để xua đuổi ma quỷ, nhưng theo thời gian Cây nêu trở thành biểu tượng cho sự may mắn và tâm linh. Các vật dụng được treo bên trên cũng dần phong phú hơn của từng địa phương kết nối trời với đất.
Ảnh: Ý nghĩa cây nêu ngày tết
Trong các lễ hội, Cây nêu cũng được dựng lên trở thành nơi tập trung và kết nối cộng đồng, con người lại với nhau.
Khi Cây nêu được dựng lên là đánh dấu cho một năm mới bắt đầu, gác bỏ lo âu, muộn phiền của năm cũ để đón nhận những điều may mắn và thành công hơn trong năm tiếp theo.
Hiện nay văn hóa dựng Cây nêu cũng dần ít đi bởi do sự phát triển đời sống xã hội quá nhanh chóng cũng như ít ai truyền lại cho con cháu của mình cách thức dựng Cây nêu như thế nào là đúng.
Để dựng Cây nêu ngày tết cho đúng chúng ta cần chuẩn bị nhiều thứ.
Xem thêm:
► Nguồn gốc và Ý nghĩa tết nguyên đán của Người Việt Nam
► 5+ Bí quyết chọn đồ trang trí tết cực HOT cho năm Tân Sửu
► [MỚI NHẤT] 7+ món quà Tết Ý nghĩa trong năm 2021 | SanGia VN
Ảnh: Cách làm cây nêu ngày tết
►Chọn cây tre già cao, to, thẳng tắp có lóng tre đều, đẽo sạch sẽ phần thân và gốc cho đẹp chỉ giữ lá ở phần ngọn.
►3 dây thừng đủ độ bền để giữ Cây nêu
►Cọc tre hoặc sắt để buộc giằng ở chân nêu.
Xem thêm:
► Xem Mệnh cho #6 nạp âm người mệnh Thổ HOT 2021 | SanGia VN
► Chọn Màu sắc phong thủy hợp cho từng Mệnh 2021 | SanGia VN
Ảnh: Cây tre làm cây nêu
Sẽ tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, dân tộc sẽ có những vật dụng trang trí khách nhau. Đây sẽ là cách thức phổ biến nhất:
►Cờ hội vuông cỡ lớn
►Lồng đèn trang trí
►Lá phướn được làm bằng giấy hoặc vải đỏ có nhiều lời chúc ý nghĩa.
Ảnh: Vật trang trí cây nêu
►Có thể sử dụng chuông gió, chuông đất, khách sành
►Vật mang ý nghĩa tín ngưỡng như: nhành lá đa, lá dứa, giỏ bằng tre đan bên trong có các loại vàng mã, gạo, muối, trầu cau,...
Xem thêm:
► Chỉ từ 900k 1 Giỏ quà Tết 2020 siêu ý nghĩa | SanGia VN
Ảnh: Vật dụng tạo ra âm thanh trên cây nêu
►Câu đối Xuân
►Ảnh bánh trái ngày tết
►Bột vôi rắc dưới đất xung quanh nhà hoặc theo hình cung mũi tên hướng về phía Đông.
►Có thể kết hợp trang trí hoa, cây cảnh, cờ phướn.
Nếu bạn có thắc mắc về Cây nêu ngày Tết hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Lại thêm một năm nữa sắp trôi qua, cầu chúc bạn và gia đình sẽ đón một cái tết Tân Sửu hạnh phúc và đầm ấm nhất.
Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109
► Email: Sales@Sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn